Header Ads

[Phòng Thu Âm Cần Thơ - Thanh Tùng Studio] Tiếp Xúc Âm Nhạc Sớm Giúp Tăng Cường Trí Não

Tiếp Xúc Âm Nhạc Sớm Giúp Tăng Cường Trí Não
Chơi nhạc ở trường mẫu giáo, học đàn piano trước khi vào lớp 1, vỗ tay theo nhịp qua các bài học nhạc căn bản ở trường... có thể góp phần phát triển não bộ của bé.
Các nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Journal of Neuroscience cho thấy rằng các khóa học âm nhạc trước 7 tuổi có những ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển trí não. Những bé được học nhạc sớm có nhiều liên kết giữa các vùng vận động trong não với nhau, những vùng hỗ trợ lên việc kế hoạch và thực hiện sự vận động.
Tiếp Xúc Âm Nhạc Sớm Giúp Bé Tăng Cường Trí Não
Nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Virginia Penhune được thực hiện trong phòng thí nghiệm trường Đại học Concordia. Nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng quan trọng cho thấy độ tuổi giữa 6 và 8 là khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm khi sự hướng dẫn âm nhạc kết hợp với sự phát triển bình thường của não để tạo ra sự thay đổi sâu xa trong khả năng vận động và cấu trúc não.
“Học chơi nhạc yêu cầu kết hợp giữa hai tay và kích thích khả năng nghe – nhìn. Luyện tập nhạc cụ trước 7 tuổi thúc đẩy sự phát triển bình thường của sự nối kết giữa vùng vận động và vùng giác quan trong não, tạo nên một cái sườn để tiếp tục xây dựng những sự đào tạo khác”, dẫn lời Giáo sư Penhune.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 36 nhạc sĩ trưởng thành về chức năng di chuyển và sau đó quét não của họ.
Kết quả cho thấy một nửa trong số này bắt đầu các bài học về âm nhạc trước 7 tuổi, trong khi nửa còn lại bắt đầu muộn hơn. Cả hai nhóm đều có số năm học và luyện tập âm nhạc bằng nhau. Tiếp theo đó, cả hai nhóm này được đem so sánh với những người không có hoặc có ít cơ hội có được sự đào tạo bài bản về âm nhạc.
Khi phân tích các kĩ năng vận động của hai nhóm, các nhạc sĩ bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc trước 7 tuổi cho thấy sự chính xác trong thời gian hơn nhóm còn lại.
Trong khu vực của cấu trúc não, các nhà soạn nhạc được học nhạc sớm có lượng chất trắng trong thể chai - một bó sợi thần kinh kết nối giữa não trái và não phải - cao hơn so với các đồng nghiệp học nhạc trễ hơn.
Đáng kể nhất, các tác giả cho biết các nhạc sĩ bắt đầu luyện tập càng sớm thì sự kết nối càng lớn. Tuy nhiên, kết quả quét não không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa những người bình thường và nhạc sĩ bắt đầu học nhạc trễ.
Penhune kết luận: “Những người bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc sớm có những kĩ năng đặc biệt và sự khác biệt trong não là từ đó mà ra. Tuy nhiên, khả năng riêng này không làm họ trở thành nhạc sĩ giỏi hơn. Sự thể hiện âm nhạc vừa là kỹ năng, vừa là giao tiếp, cảm thụ, phong cách và nhiều thứ khác nữa. Do đó, bắt đầu sớm có thể giúp bạn thể hiện khả năng của bạn về âm nhạc nhưng không giúp bạn trở thành một thiên tài.”
Một nghiên cứu khác thực hiện vào năm ngoái tại bệnh viện đại học San Raffaele (Milan, Ý) cho thấy sự huấn luyện âm nhạc làm tăng kỹ năng và sự phát triển não. Sự kích thích âm nhạc đã gây ra sự tái cấu trúc chất xám trong những khu vực não liên quan đến sự phối hợp di chuyển.
                                                                                                                                      (sưu tầm )